Yêu cái đẹp vốn là bản tính của con người, mà hoa là đại diện tiêu biểu nhất của cái đẹp. Truyền thống thưởng ngoạn hoa chắc hẳn cũng lâu đời giống như chính lịch sử của con người.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc để lại khối lượng đồ sộ các tác phẩm thơ văn hội họa ca tụng vẻ đẹp của hoa cỏ. Đồng thời, trong văn hóa Trung Quốc, truyền thống lấy vật để nói về người, dùng vật để nói về đức hạnh đã có từ lâu đời. Người Trung Quốc khi thưởng ngoạn hoa cỏ, cây cối, chim muông, côn trùng, thường không chỉ đơn thuần chiêm ngưỡng vẻ đẹp bề ngoài của chúng, mà điều quan trọng hơn là thưởng thức giá trị tinh thần, nét đẹp nhân cách hàm chứa bên trong. Ví dụ, khi ngắm nhìn hoa sen, người ta sẽ liên tưởng đến phẩm chất cao quý “mọc lên từ bùn lầy mà không vấy bẩn, tắm gội trong sóng nước trong mà không có vẻ lả lơi”.
Văn nhân mặc khách cũng thích thông qua sự vật để giãi bày tâm tư. Ví dụ, nhà thơ Cao Thiềm đời nhà Đường sau khi thi trượt, trong lòng buồn rầu, đã viết bài thơ ví mình như hoa phù dung, nói rằng mình thi trượt không phải là do tài năng kém, mà do thời cơ chưa tới, cũng giống như hoa phù dung sống ở cạnh dòng sông, phải chờ đến mùa thu trời cao xanh gió mát mới nở rộ hoa.
Cuốn sách này bên cạnh mỗi bức tranh có kèm theo một bài thơ hoặc một đoạn văn ngắn. Bạn đọc có thể trong lúc tô màu, giải tỏa bớt áp lực cuộc sống, đồng thời tìm hiểu thêm về văn hóa hoa cỏ của Trung Quốc.
-----------------------------