Giáo hội Phật Giáo Việt Nam

Sách - Phật Học Cơ Bản - Chương Trình Phật Học Hàm Thụ (Trọn Bộ 4 Tập)

$59.00
MÔ TẢ SẢN PHẨM
A. Dẫn nhập



Phật giáo (PG) được khai sinh từ chiếc nôi thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Ðộ bây giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử, đầy những thăng trầm, có lúc tưởng chừng như đã biến mất hẳn ngay trên bản địa, Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp năm châu. Hiện nay, sự thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại đòi hỏi thẩm định lại giá trị của nhiều tư tưởng triết học xưa nay; và đương nhiên, những tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải tự đào thải trước những văn minh tiến bộ của loài người. Thế mà tòa nhà cổ 25 thế kỷ của PG vẫn tồn tại cùâng với năm tháng thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi rừng trùng điệp. Ðiều này chứng minh rằng Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá trị tinh thần phong phú. Tinh thần ấy chính là sự thể hiện giáo pháp trong mỗi đời sống con người. Ðể có thể khái niệm được ý nghĩa về tinh thần Phật giáo, chúng ta có thể liên hệ mấy đặc tính sau đây:



B. Nội dung

* Nhân bản* Bình đẳng* Từ bi* Vô ngã



I- Nhân bản



Ðiểm căn bản nhất mà chúng ta nhận thấy được ở Phật giáo, vị giáo chủ không phải là một thần linh, không phải là một Thượng đế đầy quyền uy thưởng phạt, mà là một con người thật sự như bao người khác. Tên Ngài là Sĩ Ðạt Ta (Tất Ðạt Ða), tiếng Phạn là Siddhàrtha. Ngài thuộc giai cấp Sát Ðế Lợi, dòng dõi vua chúa, con của Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Da. Ngài sinh ra, lớn lên, đi học; vợ Ngài là Công chúa Da Du Ðà La, con Ngài là La Hầu La. Thấu rõ những nỗi thống khổ sinh, già, bệnh, chết…, chứng kiến những lầm than cơ cực của dân chúng trước những bất công của xã hội Ấn thời bấy giờ, Ngài đã từ bỏ gia đình, vợ con, một mình ra đi tìm phương giải quyết. Sau những tháng năm học đạo cùng với những đạo sĩ nổi tiếng bấy giờ, kết quả ấy cũng không giúp được cho vị đạo sĩ trẻ tuổi thông minh Sĩ Ðạt Ta giải quyết những vấn đề bức xúc trong lòng. Cuối cùng, Ngài đã tự quyết định tự mình tham cứu. Suốt 49 ngày tham thiền nhập định dưới cội bồ đề, khi sao Mai vừa mọc, Ngài đã thấu đạt được chân lý, rõ được chân tướng của vạn pháp, Ngài đã giác ngộ thành đạo, hiệu là Thích Ca Mâu Ni.



Sự kiện trên đây đã hình thành một khái niệm về tính nhân bản của Phật giáo, con người là trung tâm điểm của Phật giáo, hay nói một cách khác, không có nhân loại thì Phật giáo không hiện hữu trên cuộc đời này.



Trong thế giới quan Phật giáo, chủng loại được chia thành 6: Thiên, Nhơn, A tu la, Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh. Trong sáu cõi ấy, con người được ca ngợi là hội dủ điều kiện tốt nhất để đạt đến cái quả vị tu chứng trong Phật giáo. Phật giáo giải thích rằng chúng sanh ở cõi Thiên khó nhận thức được chân tướng khổ đau, vì cuộc sống của họ quá ư sung sướng. Trái lại, ở các cõi A tu la, Ðịa ngục, Súc sanh, Ngạ quỷ, chúng sanh quá si mê ngu dốt trong hoàn cảnh tối tăm đọa đày nên cũng không dễ gì nắm bắt được giáo nghĩa Phật Ðà. Duy chỉ có ở cõi Nhân, bản thân con người cùng hoàn cảnh (là điều kiện thích ứng dễ dàng khơi sáng) nhận thức được những khổ đau của cuộc đời và có khả năng khơi sáng ngọn đèn trí tuệ nơi chính tấm thân nhỏ bé này.



------------------------------

Thông tin chi tiết sách:

✩ Tên Nhà Phát Hành: Công ty TNHH TM & DV Văn Hóa Hương Trang

✩ Tác giả: Giáo hội Phật Giáo Việt Nam

✩ Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

✩ Kích thước: 20.5 x 14.5 cm

✩ Hình thức: Bìa mềm

✩ Số trang: 1235 trang

✩ Năm xuất bả: 2020
Nhận hàng trong 2-3 tuần

You may also like

Recently viewed