MÔ TẢ SẢN PHẨM
1. Kinh Phật Căn Bản
Quyển “Kinh Phật căn bản” là tuyển tập 13 bài kinh, trong đó 11 bài có xuất xứ từ kinh điển Pali và 2 bài thuộc kinh điển Đại thừa như sau:
“Kinh Tiểu Sử Đức Phật” ôn lại lịch sử cuộc đời đức Phật qua 5 giai đoạn: (i) Thời niên thiếu; (ii) Xuất gia tìm đạo giải thoát; (iii) Tầm sư học đạo, tu tập; (iv) Giác ngộ thành Phật; (v) Truyền bá chân lý, phụng sự nhân sinh.
Các bài kinh khác về Phật pháp căn bản gồm có:
(i) Kinh Chuyển Pháp Luân giới thiệu phương pháp giải quyết khổ đau;
(ii) Kinh Thực Tập Vô Ngã hướng dẫn kỹ năng vượt qua khổ đau, căng thẳng về nhận thức và tâm lý;
(iii) Kinh Thiện Sinh dạy về sáu mối quan hệ tình yêu, gia đình, cộng đồng, giáo dục, nghề nghiệp và tâm linh;
(iv) Kinh Người Áo Trắng quy định 5 điều đạo đức và 3 ngôi tâm linh dành cho người Phật tử tại gia;
(v) Kinh Phước Đức dạy 10 kỹ năng sống hạnh phúc;
(vi) Kinh Bốn Pháp Quán Niệm dạy 4 kỹ năng phát triển trí tuệ nhờ làm chủ thân thể, cảm xúc, suy nghĩ, tâm và pháp;
(vii) Kinh Quán Niệm Hơi Thở chỉ bày 16 kỹ năng hít thở thiền, giúp thư thái và bình an;
(viii) Kinh Từ Bi hướng dẫn cách phát triển tâm từ bi và hành động từ bi, xóa bỏ oan trái và hận thù;
(ix) Kinh Bảy Cách Dứt Trừ Khổ Đau dạy cách thức vẫy tay chào với các bất hạnh, căng thẳng, phiền não;
(x) Kinh Tám Điều Giác Ngộ giúp ta sống đời tỉnh thức trong vô thường;
(xi) Kinh Phổ Môn giới thiệu hạnh nguyện và pháp tu của Bồ tát Quan Thế Âm;
(xii) Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật nhắc nhở các tinh yếu hành trì nhằm đạt được tỉnh thức.
Nếu không có nhiều thời gian đọc các bài kinh trong kinh tạng Pali, kinh tạng A-hàm, kinh điển Đại thừa, độc giả có thể đọc tụng quyển “Kinh Phật căn bản” này. Nghiền ngẫm thấu đáo khi đọc kinh, áp dụng lời Phật dạy vào trong đời sống, giúp người đọc tụng kinh Phật khai mở trí tuệ, sống đời hạnh phúc và an vui.
Thông tin chi tiết sách:
✩ Tên Nhà Phát Hành: Công ty TNHH TM & DV Văn Hóa Hương Trang
✩ Tác giả: Thích Nhật Từ
✩ Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức
✩ Kích thước: 20 x 14 cm
✩ Hình thức: Bìa mềm
✩ Số trang: 175 trang
✩ Năm xuất bản: 2022
2. Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn Và Hồng Danh:
Nghi Thức Sám Hối Sáu Căn Và Hồng Danh gồm 3 phần: phần dẫn nhập, phần chánh Kinh, phần sám nguyện và hồi hướng.
Phần chánh Kinh gồm có 2 nghi thức: Lạy Sám Hối Sáu Căn của vua Trần Thái Tông trong Khoá Hư Lục và Lạy Sám Hối Hồng Danh (Hồng Danh Bửu Sám). Phần đảnh lễ hồng danh của mười tám vị Phật và Bồ Tát trong phần Lạy Sám Hối Sáu Căn do tác giả biên soạn, dung hoà tinh thần Phật giáo Nam tông và Bắc tông.
Hai nghi thức này có thể được thay thế cho nhau trong 2 kỳ sám hối định kỳ của mỗi tháng. Có thể mặc ước nghi thức Lễ Sám Hối Sáu Căn sử dụng vào ngày 14 âm lịch. Và nghi thức Lễ Sám Hối Hồng Danh sử dụng vào ngày trước ngày cuối tháng (tháng đủ thì sám hối ngày 29, tháng thiếu sám hối ngày 28 âm lịch), hoặc ngược lại. Trong trường hợp không có nhiều thời giờ, hành giả có thể “phối hợp” phần đảnh lễ hồng danh của mười tám vị Phật và Bồ Tát trong nghi thức Lễ Sám Hối Sáu Căn và phần sám văn của nghi thức Lễ Sám Hối Hồng Danh để có một nghi thức ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa và trang nghiêm.
Sai lầm và tội lỗi thường được quan niệm như những thuộc tính của con người. Chúng là những thực tại tâm lý đạo đức, biểu hiện dưới hai dạng thức tiềm ẩn và cụ thể. Biểu hiện tiềm ẩn của tội là những động cơ sai trái, suy nghĩ bất thiện, thái độ tham lam, sân hận và si mê. Biểu hiện cụ thể của tội là qua lời nói, hành động … có khuynh hướng đem lại kết quả bất hạnh và đau khổ cho mình và người, ở hiện tại và tương lai.
Sám hối, do vậy, không phải là xưng tội trước Phật và Bồ Tát để được các Ngài tha tội, mà là thể hiện thái độ hồi đầu bằng cách làm các việc thiện không mệt mỏi, để “tự rửa tội.” Các động cơ và hành vi thiện lành sẽ là các đối lực mãnh liệt, để triệt tiêu các hành vi tội lỗi trong quá khứ; nhờ đó, con người được thanh tịnh, hiền thiện và thánh hoá ở hiện tại và tương lai.
Nếu phàm làm người, không ai có thể tránh khỏi tội lỗi và sai lầm, thì sám hối là việc không thể thiếu cho đời sống đạo đức của bản thân, cộng đồng và xã hội. Hi vọng nghi thức này có thể giúp ích cho người Phật tử “làm mới” đời sống đạo đức và tâm linh của chính mình.
--------------------
Tác Giả: Thích Nhật Từ
Năm xuất bản: 2011
Nhà Xuất Bản: NXB Tôn Giáo
Kích thước: 14 x 20 cm
Số Trang: 45
Nhà phát hành: Công ty TNHH TM- DV-VH Hương Trang