MÔ TẢ SẢN PHẨM
Kinh Vô Lượng Thọ Như Lai
Đây là một trong những kinh điển Đại thừa quan trọng thuộc Tịnh độ tông. Kinh nói về nhân duyên đời trước của đức Phật Vô Lượng Thọ, tức Phật A-di-đà, khi Ngài còn là vị tỳ-kheo Pháp Tạng, đã phát khởi 48 đại nguyện dẫn đến về sau thành Phật với y báo là cõi Tây Phương Cực Lạc Thế giới.
Nội dung kinh này xác tín niềm tin Tịnh độ, nêu rõ tông chỉ tu tập của người muốn cầu được vãng sanh, cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc cầu sinh Tịnh độ. Cùng với kinh A-di-đà là Kinh điển phổ biến nhiều nhất trong Tịnh độ tông, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh cũng là một Kinh điển hết sức thiết yếu cho người tu Tịnh độ.
Kinh Pháp Cú là một tập hợp những câu dạy ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của đức Phật Thích Ca trong ba trăm trường hợp giáo hóa khác nhau. Những câu này do chính đức Phật khi còn tại thế nói ra trong suốt 45 năm thuyết pháp của Ngài. Các câu này về sau được các vị đại đệ tử của đức Phật sắp xếp thành 423 bài “kệ”, chia ra làm 26 “phẩm” và tụng đọc trong Ðại Hội Kết Tập Kinh Ðiển lần đầu tiên sau khi đức Phật nhập diệt.
Kinh Pháp Cú tóm thâu tinh hoa giáo lý của đức Phật. Ðọc những bài kệ trong kinh này người đọc cảm thấy như chính mình được trực tiếp nghe lời Phật dạy từ hơn 2500 năm trước vọng lại. Mỗi bài kệ có thể xem là chứa đựng một cách súc tích và trung thành nhất những lời dạy, những giáo lý căn bản nguyên thủy của đức Phật.
Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
Kinh này được cho là ghi lại những lời nói của đức Phật Thích Ca trong khoảng thời gian cuối cuộc đời của mình. Đức Phật nói về những sinh vật trên “Thiên đàng” Trayastrimsa (một thế giới của các vị thần trong vũ trụ học Hindu và Phật giáo) như là một dấu hiệu của sự ghi nhớ và lòng biết ơn dành cho người mẹ yêu quý của mình là Maya.
Ý nghĩa trọng tâm của Kinh Địa Tạng là “lòng hiếu thảo” với cha mẹ, nó như một ánh sáng rực rỡ chiếu sáng toàn thể vũ trụ. Cả vũ trụ đều vui mừng vì lòng hiếu thảo và vì thế người ta nói: “Trời và đất cho rằng, lòng hiếu thảo là thiết yếu, hiếu thảo là quan trọng nhất, với một người con hiếu thảo, cả gia đình đều an lạc”.
Nếu bạn hiếu thảo với cha mẹ, con cái của bạn sẽ hiếu thảo với bạn, nếu bạn không hiếu thảo với cha mẹ, con của bạn sẽ đối xử với bạn theo cách tương tự. Người ta có thể nghĩ, “Thế nào là một con người? Không phải chỉ đơn thuần là cố gắng đạt được thành công bằng mọi cách?” Điều này hoàn toàn sai!