MÔ TẢ SẢN PHẨM
TÁC GIẢ: Viktor E. Frankl
Dịch giả: Nhật Huyên
THÔNG TIN XUẤT BẢN:
Kích thước: 13x19
Số trang: 288
NXB liên kết: NXB Dân Trí
Sách do Công ty TNHH Văn hóa và Truyền thông 1980 BOOKS ấn hành quý I/2025.
KHỦNG HOẢNG HIỆN SINH
Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trạng thái trống rỗng hiện sinh, một trạng thái mà ta không tìm ra được lẽ sống của cuộc đời mình, không biết được chân lý cuộc sống mà mình đang theo đuổi là gì. Tình trạng này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi mà chúng ta bị choáng ngợp bởi những luồng thông tin, hình ảnh trên mạng xã hội và hội chứng sợ bỏ lỡ (FOMO).
Trong cuốn sách Khủng hoảng hiện sinh - nhà thần kinh học người Áo Viktor E. Frankl đã hướng dẫn liệu pháp trị liệu tâm lý mang tên “liệu pháp ý nghĩa”. Ông quan niệm rằng, cuộc đời của ai cũng có một lẽ sống. Cuốn sách sẽ là một bức tranh toàn cảnh về những nguyên lý, tổng hợp tài liệu minh họa hình ảnh và những câu chuyện thực tế xoay quanh liệu pháp này. Viktor muốn truyền tải một niềm tin chắc chắn rằng, bất chấp sự sụp đổ của những lý lẽ thông thường, cuộc sống của mỗi người đều có những ý nghĩa riêng, và ý nghĩa đó vẫn sẽ luôn vẹn nguyên cho đến khi ta trút hơi thở cuối cùng.
Cuốn sách này giúp bạn:
• Cách nhận biết và kiểm soát bản thân khi rơi vào trạng thái trống rỗng hiện sinh.
• Vượt lên cái tôi hạn hẹp để tìm kiếm lẽ sống của cuộc đời mình.
• Kỹ thuật liệu pháp ý nghĩa trong trị liệu tâm lý.
• Hành trình chữa lành tâm trí và cân bằng cảm xúc.
• Sống ý nghĩa và hạnh phúc theo cách riêng của mình.
Về tác giả
Viktor E. Frankl là giáo sư thần kinh học và tâm thần học tại Đại học Y khoa Vienna. Trong suốt 25 năm, ông là giám đốc Phòng khám thần kinh Vienna. Ông giữ chức giáo sư tại Harvard, Stanford, Dallas và Pittsburgh, đồng thời là Giáo sư xuất sắc về Liệu pháp Ý nghĩa tại Đại học Quốc tế Mỹ ở San Diego, California.
Trong suốt bốn thập kỷ, Tiến sĩ Frankl đã thực hiện vô số chuyến giảng dạy trên khắp thế giới. Ông được nhận bằng danh dự từ 29 trường đại học ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Ông đã giành được nhiều giải thưởng, trong đó có Giải thưởng Oskar Pfister của Hiệp hội Tâm thần học Mỹ và Thành viên Danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học Áo.