1. Khổng Tử
Trong một đoạn trích Nguyễn Hiến Lê có Viết: “Đạo Khổng thực tế nhất, hợp tình hợp lý nhất, đầy đủ nhất, xét cả về việc tu thân, trị gia, trị quốc. Vậy mà tới nay lý tưởng của ông, nhân loại vẫn chưa theo được. Về tu thân, ba đức nhân, trí dũng, luyện được đủ tình cảm, trí tuệ và nghị lực của con người.” Chỉ qua một đoạn trích dẫn nhỏ tác giả đã cho ta thấy được những giá trị từ thuyết Khổng Tử, tìm hiểu về tư tưởng, truyền thống, văn hoá để từ đó rút ra những bài học mang tính ứng dụng cho bản thân.
2. Lão Tử Đạo Đức kinh
Đạo Đức Kinh là quyển sách do triết gia Lão Tử viết ra vào khoảng năm 600 TCN. Cuốn sách bày rõ ràng một vũ trụ quan làm cơ sở cho một nhân sinh quan và một chính trị quan theo quan điểm mới mẻ của Lão Tử.
3. Trang Tử Nam Hoa kinh
Trang Tử Nam Hoa Kinh đem đến rất nhiều giá trị triết lý và giá trị nghệ thuật về triết học, nghệ thuật, thẩm mỹ quan, mĩ học, xã hội, chính trị,... cuốn sách được liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của Trung Hoa. Và cho đến hiện nay, tại Việt Nam bản dịch của Nguyễn Hiến Lê là bản dịch sát nhất với nội dung ngôn từ cực kỳ cuốn hút giúp bạn đọc khai thác sâu nội dung và giá trị cuốn sách đem đến.
4. Mạnh Tử
Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc. Trong cuốn sách Mạnh Tử của dịch giả Nguyễn Hiến Lê đã viết: “(Mạnh Tử) sinh trong một thời như vậy, hỗn loạn hơn đời Khổng Tử cả về phương diện xã hội lẫn tư tưởng mà vẫn giữ đạo nhân nghĩa của Khổng Từ, lại chịu ảnh hưởng tính tình cương cường bất khuất của Tử Tư, thì dĩ nhiên Mạnh Tử cũng phải ôm hận như Khổng Tử, mấy chục năm bôn ba các nước Lương, Tề, Lỗ, Đằng rồi rốt cuộc cũng lại trở về quê nhà trứ thư lập ngôn. Về phương diện ấy, đời ông y hệt đời Khổng Tử”
5. Tuân Tử
Tuân Tử là người đã đưa ra tư tưởng “Nhân chi sơ tính bản ác”. Học thuyết tính ác này cho rằng: “con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,…” Tuân Tử, nói đến “ác” và “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lý bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”. Và thông qua cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê bạn sẽ thấy được Triết Lý nhân sinh theo quan điểm của Tuân Tử.
6. Hàn Phi Tử
Hàn Phi Tử được xem là “cuốn sách giáo khoa dạy làm vua” độc đáo, mang đậm dấu ấn của chế độ phong kiến Phương Đông. Thông qua tác phẩm này bạn sẽ khai thác được rất nhiều giá trị tư tưởng đổi mới về pháp luật, chính trị, triết học, kinh tế, xã hội, giáo dục, quân sự,...
7. Mặc Tử và Biệt Mặc
Mặc Tử là một trong những nhà tư tưởng lớn của Trung Hoa, với tư tưởng chủ đạo là ‘Kiêm Ái’ đề cao các giá trị bác ái và bình đẳng xã hội. Bên trong cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê về Mặc Tử và Biệt Mặc, bạn đọc sẽ tìm hiểu về thuyết nhân sinh, giá trị của thuyết kiêm ái, điều đáng được trân trọng trong mọi thời đại.
8. Liệt Tử Dương Tử
“Ở Trung Hoa, cuốn Liệt tử được tôn xưng là một cuốn kinh: Xung hư chân kinh, từ năm 742 (năm thứ nhất niên hiệu Thiên Bảo vua Đường Huyền Tôn), rồi tới đầu thế kỉ XI, đời vua Tống Chân Tôn, lại được thêm hai chữ “chí đức” nữa, thành: “Xung hư chí đức chân kinh” (Xung hư có nghĩa là hư không). Như vậy là cuốn đó được đặt ngang hàng với Đạo Đức kinh, Nam Hoa kinh, hoặc Thi kinh, Thư kinh, và Liệt Ngự Khấu (tức Liệt tử) cũng được đặt ngang hàng với các triết gia lớn nhất thời Xuân Thu, Chiến Quốc, như Khổng Khâu, Lão Đam, Trang Chu.”
Những cuốn sách Bách Gia Tranh Minh của Nguyễn Hiến Lê trong bộ sách quý hiếm đạo quân tử triết lý nhân sinh có giá trị với mọi thời đại. Nó không phải giúp bạn làm giàu, không giúp bạn phát triển kỹ năng bộ sách giúp bạn NÂNG TẦM TRI THỨC và Thấu hiểu triết lý ĐẠO một thời
--------------------------
Công ty phát hành: BIZBOOKS
Ngày xuất bản: 2020-10-31 14:27:26
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hồng Đức