Các bạn quan niệm ra sao về từ “ảo tưởng”? Nhìn chung, từ này được dùng trong những tình huống như: “Cái đó chỉ là ảo tưởng của cậu thôi”, “Tên đó đúng là một kẻ đặc sệt ảo tưởng khoác lác” – phần lớn chúng ta đều tiếp nhận từ này với hình ảnh tượng trưng là tưởng tượng vô căn cứ, suy nghĩ phi thực tế.
Đồng thời, bản thân lại tràn đầy sự “tự tin” rằng: “Làm gì có chuyện mình ảo tưởng các thứ cơ chứ”, “Mình chưa bị cuốn vào ảo tưởng một lần nào.” Dẫu vậy, ảo tưởng vốn là mảng tối ẩn náu trong tâm mỗi người, có thể đến một thời điểm sẽ phình đại bao trùm lấy tâm trí. Giả như trong sinh hoạt hằng ngày, bạn từng gặp tình cảnh dưới đây chưa?
“Tháng này anh ta lại độc chiếm danh hiệu nhân viên có doanh thu cao nhất nữa rồi. Mình thì, dĩ nhiên, làm sao đánh bại được”. “Cô ấy lúc nào cũng lộng lẫy nhỉ? Còn mình, thực sự, rất…”
Hạ mình trước sự ưu tú vượt bậc của đối phương, nói cách khác chính là cảm giác mặc cảm; và sự mặc cảm này cũng là một loại ảo tưởng điển hình. Giờ đây trong một xã hội cạnh tranh, lẽ dĩ nhiên là con người cũng bận tâm đến thắng hay thua, thành hay bại. Chắc không ai dám vỗ ngực tự tin rằng bản thân chưa từng so bì đánh giá về thành quả công việc của bản thân với người khác, “mình thắng rồi”, “thua rồi”; hoặc so sánh người yêu của mình với người yêu của ai đó, “thắng rồi”, “thua rồi”
Chỉ có điều, cách so sánh như vậy cũng là ảo tưởng. Ngoài ra, cảm giác ưu việt, trái ngược với mặc cảm, cũng là một loại ảo tưởng; và trong vô vàn những tình huống và hoàn cảnh khác nhau của các mối quan hệ cũng tồn tại khe hở để hàng tá ảo tưởng len lỏi vào.
Cuốn sách này viết về phương pháp loại bỏ ảo tưởng, một cách để rời xa ảo tưởng dựa trên tâm niệm của Thiền. Tập trung vào một nút thắt duy nhất mang tên “ảo tưởng” và tiếp cận chủ đề dựa vào Thiền đạo cũng là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ.
Cuốn sách giúp bạn “tô vẽ” tâm hồn để nó không bị xoay vần theo những giá trị quan của người khác:
Không mang tâm thế “cuộc đời là cuộc chiến thắng thua”.
Trở thành “người có thể thua” người khác nhưng không cảm thấy mặc cảm.
Trân trọng cảm giác thấu hiểu hơn là đánh giá người khác.
Biến “thước đo của trời” làm bến đỗ nương tựa tâm hồn.
Về tác giả
Shunmyo Masuno - sinh năm 1953, tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Ông là trụ trì chùa Kenkoji, phái Tào Động; đồng thời cũng là nhà thiết kế sân vườn, giảng viên khoa thiết kế môi trường đại học Mỹ thuật Tama. Sau khi tốt nghiệp khoa Nông nghiệp trường đại học Tamagawa, ông tu hành tại chùa Soji. Những sân vườn theo tư tưởng Thiền của ông nhận được đánh giá cao từ Nhật Bản và trên thế giới. Shunmyo Masuno là nhà thiết kế sân vườn đầu tiên nhận giải nghệ sĩ mới xuất sắc trong giải thưởng nghệ thuật của Bộ Giáo dục. Không chỉ vậy, ông còn nhận Huân chương Thập tự Cộng hòa Liên bang Đức.
Năm 2006, Masuno được chọn là một trong “100 người Nhật Bản được thế giới ngưỡng mộ” trên tạp chí Newsweek ấn bản tiếng Nhật.
---------------------------
Phiên bản sách: Phiên bản thường
Công ty phát hành: Thái Hà
Ngày xuất bản: 2022-01-01 00:00:00
Nhà xuất bản: Nhà Xuất Bản Hà Nội